Kỹ  thuật in đã xuất hiện từ rất nhiều năm với chất liệu mực và công cụ in cũng theo đó mà cải tiến, Kỹ thuật khắc cũng tương tự, tuy nhiên, với khoa học hiện đại, kỹ thuật khắc bằng tia laser mới ra đời sau những ứng dụng khác trong công nghệ laser. Hôm nay, qua bài viết xin khái quát đôi chút về 2 kỹ thuật in và khắc để chúng ta có cái nhìn rõ hơn để lựa chọn phương pháp phù hợp

1. Phương Pháp khắc laser

Với mỗi loại vật liệu sẽ có một loại máy khắc laser phù hợp mang lại hiệu quả cao và đẹp khác nhau. Người ta phân chia tạm thời theo 2 loại vật liệu chính là Khắc kim loại và khắc phi kim

Khắc laser kim loại thường được sử dụng máy khắc Fiber, UV hoặc trong kỹ  thuật cắt khắc khác được sử dụng Laser diode, laser thể rắn. Máy khắc laser fiber khắc được hầu hết các kim loại và một số phi kim (Nhôm, đồng, sắt thép, vàng bạc, gỗ, da, vải, nhựa, tre...)

Khắc laser phi kim có thể được sử dụng máy khắc CO2, fiber, UV và một số loại laser kể trên. Máy khắc CO2 khắc được hầu hết vật liệu phi kim (da, vải, tre, gỗ, nhựa, thủy tinh...)

Với những vật liệu màng mỏng hoặc tinh thể như thủy tinh, pha lê, màng polyme sử dụng máy khắc UV và máy khắc tinh thể sẽ cho ra hiệu quả cao hơn, vết khắc nhỏ, mịn và đẹp không gây sùi và chảy, tuy nhiên với những máy này thì đầu tư cao hơn do vậy giá thành cũng đắt hơn 2 loại máy kể trên

Lợi ích:

  • Bản chất việc khắc laser là đánh dấu trên vật liệu khắc bằng tia laser nên vật liệu thường bị biến tính hoặc ăn sâu tạo hình ảnh rõ nét và không thể xóa bởi nó không dùng vật liệu hay hóa chất như mực để thêm vào qua sự bám dính nên những sản phẩm khắc laser sẽ rất chính xác và bền theo độ bền vật liệu
  • Đảm bảo gia công chính xác, không bị lem
  • gia công trên những bề mặt khác nhau (cong, phẳng)
  • Không phải xử lý bề mặt, bền màu và không thể tẩy xóa
  • gia công ở vị trí khó mà phương pháp in bình thường không thực hiện được
  • Có  thể gia công đơn chiếc mà không gây tăng giá thành như phương pháp in 
  • việc không dùng hóa chất nên ưu điểm của khắc laser là an toàn và không độc hại đối với thực phẩm...
  • Gia công trên vật liệu cứng mà các phương pháp khác không thực hiện được, đối với việc khắc laser trên thép gió đã nhiệt luyện, lưỡi dao kim cương không khác nhau là mấy so với thép mềm CT trong khi máy phay sẽ vô vàn khó khăn
  • Việc in ấn nội dung thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với khắc, tất cả được thực hiện bởi máy tính điều khiển
  • Có thể khắc hình ảnh và ký tự trong khối thủy tinh bằng công nghệ khắc 3d tinh thể, đấy là những quả cầu thủy tinh được khắc họa tiết nghệ thuật
  • Cắt bằng tia laser đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, trong cắt hoa, cắt vải nghệ thuật, nó còn có tác dụng chống xổ vải bởi khi cắt, vải đã cháy và co lại mép
  • Không làm biến dạng bề mặt thép nhiều khi cắt, tiết kiện được vật liệu và đảm bảo không cong vênh như phương pháp cắt hay đột dập kim loại tấm

Nhược điểm: 

  • Nếu khắc laser trên vật liệu kim loại như titan, inox, thép, đồng hầu hết chỉ tạo được màu đơn sắc như đen, trắng là màu của vật liệu hoặc bị biến màu, biến tính như những vật liệu phi kim khác như da đen nâu có thể có màu trắng, xám, đen, nhựa đen có thể khắc trắng hoặc vàng, màu này tùy thuộc vào chất liệu nhựa
  • Mặc dù đã có máy khắc Mopa laser, tuy nhiên màu chỉ có thể có khi khắc các vật liệu titan, inox, không khắc được màu khác đen trắng trên vật liệu khác, mặt khác màu sắc trong khắc laser cũng không đạt được tông màu tự nhiên, nó thường nhạt, không chuẩn màu và rất lâu
  • Vật liệu mỏng và có thể chảy, không thể sử dụng khắc laser được bởi laser sinh nhiệt có thể gây cháy, chảy (kể cả với công nghệ UV hiện tại là công nghệ khắc màng mỏng trong bán dẫn, y tế)
  • Hạn chế về nhu cầu và công nghệ chế tạo, máy khắc laser kim loại hiện chưa có kích cỡ đủ to như máy phi kim và máy in
  • Khắc laser thường ăn sâu (từ vài Micro mét) nên phá hỏng bề mặt vật liệu, tạo những rãnh có thể ảnh hưởng đến ứng suất vật liệu nếu phải chịu lực hoặc hóa chất (làm bong bề mặt sơn dễ gây ô xy hóa hay bong tróc)

2. Phương Pháp in

Có nhiều phương pháp in: in lưới (in lụa), in nhiệt, in chuyển nhiệt, in chuyển nước, in ống đồng (in lõm), in flexo (in lồi) in offset (in phẳng) hay phương pháp in tampon và gần đây nhất là các phương pháp in hiên đại như in phun, in laser, in UV... Tùy theo loại vật liệu, màu sắc... mà cần những phương pháp in phù hợp. thống kê qua một số phương pháp in đã thấy rối não rồi

Đặc điểm của mỗi phương pháp in cũng khác nhau, in được một màu hay nhiều màu, màu pha hay màu chồng cũng rối rắm không kém. tựu chung lại là như sau:

Ưu điểm:

  • In được màu sắc theo ý muốn (không chỉ có đen trắng mà màu xanh đỏ tím vàng đều in được, phụ thuộc vào chọn màu mực)
  • in được hầu hết từ 1 màu tới nhiều màu trên vật liệu in
  • Không gây ảnh hưởng tới kết cấu mấy, ngoại trừ phải xử lý bề mặt trước khi in do chỉ đắp thêm vật liệu chứ không tạo rãnh như khắc
  • số lượng lớn và diện tích lớn thì in có chi phí thấp hơn rất nhiều so với khắc

Nhược điểm:

  • Nội dung thay đổi thường khó hơn và chi phí với số lượng ít cao hơn, mất thời gian và thường mất một tỉ lệ sản phẩm thử mẫu nhất định để đạt được sản phẩm theo yêu cầu
  • Sử dụng hóa chất nên có thể gây độc hại trong một số trường hợp yêu cầu khắt khe
  • Có khả năng bị bay màu hoặc biến màu theo thời gian...

Đánh giá: Nếu không cần nhiều màu, độ bền cao, nhanh, đẹp, chính xác, vị trí in khó khăn, vật liệu cứng, nội dung thay đổi (mã vạch, số serial...) thì khắc laser trở nên lý tưởng. Nếu muốn nhiều màu sắc, sợ bị bong sơn, cháy chảy thì sử dụng phương pháp in khác. Lúc này chúng ta có t hể căn cứ vào nhu cầu của mình để lựa chọn phù hợp

Bài viết không bàn nhiều về yếu tố kỹ thuật của các phương pháp mà chỉ nêu ưu nhược điểm của các phương pháp nên mang tính chất tham khảo để khách hàng lựa chọn theo chủ ý

Hotline: 0912056611 (zalo/phone)

Email: 3dhphaiphong@gmail.com

CÔNG TY TNHH 3D HẢI PHONG
Đăng kí nhận tin khuyến mại ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi tốt nhất!
popup

Số lượng:

Tổng tiền: